Công cụ làm trang sức hạt cườm là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhất trong quá trình học nghề chế tác đồ trang sức thủ công, đặc biệt là với người mới bắt đầu. Để xâu chuỗi hạt cườm, dệt cườm hay làm dây, các công cụ như kìm cắt dây hoặc một số loại kìm với hình dáng, công dụng đặc biệt khác chắc chắn sẽ trở thành vật dụng hữu hàng đầu. Trong bài viết ngày hôm nay, mời bạn đọc hãy cùng theo chân Hạt Cườm Hoài Như cùng đi tìm hiểu về một số công cụ làm trang sức hạt cườm cơ bản cho người mới bắt đầu!
1. Kìm cắt dây
Kìm cắt dây là dụng cụ bắt buộc phải có đối với một bộ dụng cụ làm đồ trang sức. Chúng sẽ giúp người dùng cắt ghim cài đầu, ghim mắt và dây buộc một cách dễ dàng. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta không nhất thiết phải mua loại dụng cụ này. Bởi chiếc kìm thường xuất hiện trong mỗi gia đình cũng hoàn toàn có khả năng thay thế cho kìm cắt dây. Hãy kiểm tra kỹ xem gia đình bạn đã sở hữu chiếc kìm ấy chưa trước khi quyết định mua hàng nhé!
2. Kìm mũi dài đầu tròn
Kìm mũi dài đầu tròn là dụng cụ chuyên dụng để làm đồ trang sức. Các cạnh tròn của kìm giúp người dùng có thể dễ dàng tạo nên các vòng đơn giản hay các thành phần dây dạng tròn khác. Đặc điểm mũi kìm thuôn nhọn dần về phía đầu giúp việc cố định dây kẽm, dây thép, dây đồng,… của người dùng để có được kích thước vòng dây mong muốn trở nên thuận lợi.
Đối với một vòng lặp lớn, hãy đặt dây ở gần tay cầm của kìm hơn. Ngược lại, đối với một vòng lặp nhỏ, hãy đặt dây về gần phía mũi kìm. Để tạo các vòng lặp có kích thước đồng đều, hãy sử dụng bút nhớ để đánh dấu cố định trên kìm. Bằng cách này, người dùng sẽ đặt dây ở đúng cùng một vị trí. Sau khi làm xong, chúng ta chỉ cần làm sạch kìm với cồn để loại bỏ các dấu vết còn sót lại.
3. Kìm mũi dài đầu nhọn
Kìm mũi dài đầu nhọn thường hay bị nhầm lẫn với những chiếc kìm mũi dài thông thường. Tuy nhiên, trái ngược với bề mặt răng cưa của kìm mũi dài thông thường, hàm của kìm mũi dài đầu nhọn lại có bề mặt phẳng. Đặc điểm này giúp cho người dùng khi sử dụng kìm để kẹp dây trang sức sẽ không để lại vết hoặc đường gờ.
Ngoài ra, kìm mũi dài đầu nhọn cũng có hàm ngắn hơn so với các loại kìm mũi dài truyền thống, góp phần cải thiện khả năng thao tác cho người sử dụng. Kìm mũi dài đầu nhọn có thể được dùng để mở hoặc đóng khoen tròn bởi ưu điểm thuôn dài về phía đầu, giúp dễ dàng điều khiển trong phạm vi nhỏ.
4. Kìm mũi phẳng
Tuy không phải là vật dụng quá cần thiết trong hộp đồ nghề của người làm trang sức thủ công, vậy nhưng phần đầu không nhọn và diện tích bề mặt hàm rộng của kìm mũi phẳng sẽ giúp người dùng kẹp dây trang sức dễ dàng hơn. Nếu không lựa chọn kìm mũi phẳng, chúng ta vẫn sẽ phải cần đến hai chiếc kìm khác. Trong đó, một chiếc kìm sẽ giữ vai trò định hình dây trang sức. Một chiếc còn lại dùng để giữ đầu dây kia trong quá trình thao tác.
5. Kìm uốn
Thông thường, một số nhà sản xuất đồ trang sức sẽ sử dụng kìm mũi dài đầu nhọn hoặc kìm mũi phẳng để cố định hạt uốn vào vị trí của chúng trên những đồ án có dây nằm giữa các đoạn cườm. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp được khuyến nghị. Bởi việc đập vỡ kim loại sẽ tạo ra một cạnh sắc khó coi, thậm chí có thể làm tổn thương làn da.
Lúc này, kìm uốn với các khía được thiết kế đặc biệt trong hàm sẽ trở thành dụng cụ lý tưởng nhất để làm phẳng nhẹ và cố định hạt uốn lên dây. Người dùng có thể sử dụng một khía để uốn. Sau đó sử dụng một khía lớn hơn ở gần cuối kìm để biến hạt cườm thành hình tròn. Người dùng cũng có thể sử dụng công cụ này để bảo vệ khoá cài khi kết thúc dự án.
Hy vọng bài chia sẻ về công cụ làm trang sức hạt cườm của Hạt Cườm Hoài Như trên đây có thể giúp ích phần nào cho những ai đang có kế hoạch làm trang sức hạt cườm. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ thêm cho người thân, bạn bè để việc kết cườm của mỗi người trở nên đơn giản hơn. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết thú vị về sau!